Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Cao Viên

Thứ hai - 30/10/2023 16:14
Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em cần được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Để làm được điều này, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới là hết sức cần thiết. Có nhiều phương pháp dạy học mới ngoài mô hình giáo dục truyền thống như phương pháp Glenn Doman (Mỹ) phương pháp Reggio Emilia (Ý), phương pháp Montessori (Ý)... Trong đó, phương pháp STEAM (phương pháp giáo dục tích hợp của Mỹ) là một lựa chọn để giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau. Bằng sự nhiệt tình, chủ động, ham học hỏi của mình, các cô giáo Trường Mầm non Cao Viên đã sử dụng linh hoạt phương pháp giáo dục STEAM với nhiều ưu điểm và minh họa bằng việc vận dụng vào tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non tích hợp với các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học cũng như những yêu cầu của phương pháp này.
Học sinh lớp MGL A5 trường MN Cao Viên làm khung ảnh tại lớp
Học sinh lớp MGL A5 trường MN Cao Viên làm khung ảnh tại lớp

      STEAM là gì?

STEAM là từ viết tắt với sự kết hợp giữa STEM và Art (Nghệ thuật sáng tạo).
STEAM là phương pháp giáo dục đặc biệt tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học) nhằm giúp trẻ mầm non tiếp thu kiến thức từ hoạt động khoa học và nghệ thuật, hướng tới xây dựng nền tảng chính cho thành tích học tập sau này.
Giáo dục STEAM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực đã nêu trên để mang đến cho trẻ những trải nghiệm thực tế, thực sự có ý nghĩa. Việc dạy và học STEAM tăng tính hấp dẫn với trẻ, giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề và hơn nữa giúp trẻ liên hệ với những gì đã học được.
 

HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM KHUNG ẢNH ĐỂ BÀN ĐỨNG ĐƯỢC

I. CÁC YẾU TỐ STEAM

S – Khám phá: Các thành viên trong gia đình, các loại khung ảnh để bàn của gia đình.

T – Công nghệ: Sử dụng Ipad, máy tính xem ảnh và video về các hoạt động của gia đình, về các loại khung ảnh.

E – Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra khung ảnh sao cho khung đứng được.

A – Nghệ thuật: Vẽ/ Làm khung ảnh gia đình.

M – Toán: Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết các thành viên trong gia đình và biết cách giới thiệu về các bức ảnh của gia đình.

– Trẻ gọi tên chính xác hình dạng và nêu được đặc điểm của khung ảnh.

– Trẻ biết 1 số chất liệu như nhựa, gỗ, vải, len, sắt.

-Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.

2. Kỹ năng

– Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện.

– Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.

– Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để vẽ các bản thiết kế.

– Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.

3. Thái độ

– Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.

– Cố gắng hoàn thành công việc được giao.

III. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng đồ chơi trong lớp của cô

– Máy tính, hình ảnh các loại khung ảnh

– Tranh ảnh về gia đình cô, gia đình trẻ,

1. Đồ dùng đồ chơi mầm non của cô

– Bìa các tông, que kem, que đè lưỡi, cành cây khô trẻ đã thu lượm được, các nguyên vật liệu tự nhiên.

– Len, vải vụn, khuy, màu. Băng dính, hồ dán, băng keo, kéo.

IV. CÁCH THỰC HIỆN

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức

– Cho trẻ hát bài “ Tổ ấm gia đình”

Trò chuyện với trẻ hướng tới các thành viên trong gia đình

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

a) Khám phá:  S (Khoa học) Các thành viên trong gia đình, các loại khung ảnh để bàn của gia đình

– Giới thiệu về gia đình của trẻ qua ảnh gia đình (Ảnh chụp từ khi nào hoặc dịp nào? Gia đình có mấy người? Có ai? Trẻ trả lời và giới thiệu về các thành viên trong gia đình qua ảnh).

Mở rộng: GV giúp trẻ nhận biết gia đình đo đình ít con và gia đình đông con, gia đình đa thế hệ.

– Để lưu giữ được những kỷ niệm và những hoạt động của gia đình mà trẻ vừa xem thì mọi người đã chụp ảnh và in thành những tấm ảnh để có thể xem lại được. Các tấm ảnh thường được để như thế nào ở gia đình? ( Treo, để bàn, to hay nhỏ?)

– Cho trẻ xem và nêu nhận xét về các khung ảnh khác nhau. (sử dụng Ipad, máy tính, TV)

Khung ảnh có cấu tạo như thế nào? Màu sắc? Khung ảnh được làm bằng chất liệu gì? Khung có những dạng khung hình gì? Vì sao nó đứng được?

T – Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, khung ảnh thật để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi (các hình ảnh ví dụ)
s2
s3
s4

s5
s6
s7
 

Tác giả: Mầm non Cao Viên

Nguồn tin: Trường MN Cao Viên:::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây