GIÁO ÁN 5 E Đề tài: Làm áo mưa Lứa tuổi: 5 - 6 tuổi Giáo Viên: Đào Thị Nhung
I. Các lĩnh vực hướng tới: - Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán - Tạo hình - Ngôn ngữ - TC kỹ năng xã hội. - Vận động. II. Các kỹ năng và nội dung chính 1. Các kỹ năng thế kỷ 21: - Sáng tạo - Hợp tác - Giao tiếp - Tư duy phản biện 2. Nội dung, kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần biết và được mở rộng. a. Kiến thức: Trẻ biết được đặc tính không thấm nước, dai của nguyên liệu dùng để làm áo mưa. b. Kỹ năng: Gấp, cắt, sử dụng ghim để bấm, dập, đo, buộc Quy trình thiết kế kỹ thuật. 3. Nguyên vật liệu - Ni long, kéo, dao, ghim bấm, vải, bông, lá, giấy, giấy bìa. 4. Các câu hỏi quan trọng - Áo mưa dùng để làm gì ? - Nguyên liệu dùng để làm áo mưa cần có những đặc điểm gì? Chất liệu nào thì dai dễ rách và không dễ rách? Làm thế nào để các con biết? - Tại sao lại có chất liệu dùng được để làm áo mưa mà có chất liệu không dùng được để làm áo mưa? 5. Bài học 5E a. Thu hút - Kể cho trẻ nghe 1 đoạn trong câu chuyện “Bác gấu đen và 2 chú thỏ” “Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ” Tình huống đặt ra là bác gấu rất muốn về nhà nhưng trời mãi không ngớt mưa, bây giờ các con hãy thiết kế một đồ vật để giúp bác gấu đi được dưới trời mưa mà không bị ướt. - Cô và trẻ trò chuyện về cách phòng tránh mưa: GV: Làm thế nào để khi đi dưới trời mưa mà không bị ướt? b. Khám phá - GV đưa ra một số nguyên vật liệu để trẻ khám phá: Ni lông, vải, giấy, lá… * Cho trẻ làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 3 nguyên vật liệu: + Chất liệu thấm nước và không thấm nước. + Trải nghiệm: Dai và không dai. (Trẻ lần lượt xé các chất liệu) (Ghi bảng kết quả) => GV và trẻ tổng hợp lại những nguyên liệu có thể dùng để làm áo mưa vào bảng phân loại:
Nguyên liệu
Thấm nước
Không thấm nước
Dai
Không Dai
Vải
Giấy
Ni lông
Lá
Bông
c. Giải thích - Trẻ giải thích, chia sẻ những hiểu biết của mình về chất liệu trẻ vừa khám phá (Từng nhóm trẻ trình bày bằng bản phân loại) - Trẻ trả lời các câu hỏi của bạn và rút ra kết luận chung => GV chính xác hóa kiến thức: Chất liệu nào thấm nước và không thấm nước, chất liệu nào dai và không dai. Vậy chất liệu nào đảm bảo 2 tiêu chí sẽ chọn làm áo mưa. d. Mở rộng * MR 1: Làm áo mưa cho chính bản thân mình (Làm theo quy trình thiết kế kỹ thuật) - Hỏi: + GV hỏi: Làm thế nào để từ các nguyên vật liệu các con vừa chọn có thể tạo thành 1 chiếc áo mưa? - Làm thế nào để mặc được vào người? - Làm thế nào để có được chiếc áo mưa vừa với mình? - Tưởng tượng - Lập kế hoạch - Chế tạo- Thử nghiệm - Cải tiến * MR2: Xem băng hình các loại áo mưa (Việt Nam và trên thế giới) * MR 3: Làm áo mưa cho người thân. * Tưởng tượng thiết kế - Hình dạng, màu sắc, kích thước của chiếc áo mưa
30 cm
108 cm
160 cm
e. Đánh giá - Đánh giá sản phẩm của trẻ + Trẻ chia sẻ về sản phẩm của mình: Cách làm, công dụng. + Các nhóm phản biện. - GV đánh giá trẻ trong cả quá trình - GV: + Con có hài long với sản phẩm của mình không? + Sản phẩm này có đúng với bản thiết kế không? + Nếu được làm lại con sẽ thay đổi điều gì? 6. Kiến thức giáo viên cần biết - GV nắm được đặc điểm, tính chất của các nguyên vật liệu. - Biết được quy trình làm áo mưa 7. Các tài liệu có liên quan : - Xem video cách làm áo mưa trên mạng. - Các nguồn thông tin từ internet.